[Review] Thiên quan tứ phúc - Mặc hương đồng khứu
Tính đến thời điểm này, Thiên quan tứ phúc là tác phẩm đam mỹ cũng như tác phẩm văn học mạng Trung Quốc hay nhất và để lại nhiều ấn tượng nhất mình từng đọc.
Nói qua một chút về bối cảnh của truyện: tại thế giới này, thần, người và quỷ tồn tại song song. Một người nếu có khí chất kiệt xuất, tu vi cao, đủ điều kiện trải qua thiên kiếp sẽ được phi thăng lên thành thần thánh. Thần nào có càng nhiều tín đồ, càng nhiều người cúng dâng lễ vật, được xây nhiều điện thần thì càng có chỗ đứng cao trong Thiên kinh. Ngược lại, thần nếu càng ít tín đồ, dần bị quên lãng trong nhân gian hoặc phạm phải tội lỗi đại nghịch thì sẽ bị giáng xuống trần thế, pháp lực cũng vì thế mai một dần theo thời gian. Theo cơ chế vận hành như vậy, thiên kinh sẽ luôn có kẻ bị đào thải, cũng sẽ có thêm nhiều thần mới. Hàng nghìn năm trôi qua, số lượng thần có thể trụ lại được trên Thiên kinh vô cùng ít ỏi, có thể chỉ mặt điểm tên là Quân Ngô (Võ thần mạnh nhất, trụ cột của Thiên kinh), Thủy Thần, Phong Thần, Huyền Chân, Linh Văn,.....
Tương tự, quỷ cũng chia thành dăm bảy loại quỷ. Trong đó loại mạnh nhất, có khả năng sánh ngang với các thần trên trời được gọi là Tuyệt. Từ trước đên nay chỉ có 3 con quỷ có năng lực này là Hoa Thành - Huyết Vũ Thám Hoa, Hạ Huyền - Hắc thủy trầm chu, Bạch Vô Tướng - Bạch Y Họa Thế.
[Review có spoil nhẹ]
Truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Tạ Liên - thái tử của Tiên Lạc Quốc. Tạ Liên vốn là thiếu niên anh tuấn, văn võ song toàn, rực rỡ như ánh mặt trời. Y được cả thiên hạ ngưỡng mộ, cung kính không chỉ vì tài năng xuất chúng, phong thái ung dung, nhu hòa cùng sự tự tin, ngạo khí ngất trời mà còn vì lòng thương dân, luôn lo nghĩ cho chúng sinh. Đáng tiếc thay những ngày tháng đó kéo dài không lâu, sau một vài biến cố y đã bị kéo xuống tận cùng của sự thống khổ để rồi giãy dụa trải qua những ngày sống không bằng chết. Y bị chính thần dân của mình chửi rủa, đốt phá đền, đập vỡ tượng thờ, thậm chí còn khắc tượng hắn đang quỳ làm đá lót đường, nhổ nước bọt, sỉ nhục cho hả nỗi hận thù. Họ - những người mà Tạ Liên dành cả tính mạng mình để bảo vệ - lại bức y mất đi tất cả mọi thứ: gia đình, trung thần, dân tộc, kể cả lòng tự trọng, danh dự của mình. 800 năm chớp mắt trôi qua, Tạ Liên từ một Võ thần ưu tú đã trở thành một vị thần đồng nát không ai thờ phụng, bị người đời coi như vị thần ôn dịch đi đến đâu mang xui xẻo tới đó. Mọi chuyện chỉ bắt đầu thay đổi cho đến một ngày Tạ Liên gặp được Hoa Thành - Qủy Vương tuyệt thế và tìm ra sự thật kinh động tam giới vốn được che giấu hàng nghìn năm nay....
Trước hết phải nói là Thiên quan tứ phúc có nội dung đồ sộ thực sự! Nó đồ sộ không phải chỉ vì tuyến nhân vật phức tạp, âm mưu thủ đoạn cùng cực mà còn bởi vô vàn triết lý nhân sinh, triết lý sống được lồng ghép trong đó. Mọi vấn đề được đề cập trong truyện phản ánh cực đúng những tệ nạn và thực trạng cuộc sống đang diễn ra từ trước đến nay.
Như là thần cũng có thần này thần nọ. Không phải cứ là thần thì sẽ bất khả chiến bại, pháp lực vô song, thanh tâm quả dục, hết lòng vì chúng sinh. Cũng không phải cứ là quỷ thì sẽ hại nước, hại người vô cớ, nghịch thiên đất trời không dung. Có thần biến thành quỷ thì tất sẽ có quỷ hóa thành thần. Trời đất đảo điên, thật thật giả giả không thể nào chỉ dùng một hai lời nói, dùng danh phận để quyết.
Như là có kẻ kiên trì, cố gắng cả đời cũng chưa chắc bằng một góc của kẻ sinh ra đã có tư chất hơn người. Cuộc đời chính là trớ trêu như vậy. Thậm chí có tỉnh táo giữ được cho mình tấm lòng son, không quản chuyện thiên hạ thì cũng chưa chắc tránh được tai họa. Câu chuyện về Dẫn Ngọc chính là điển hình cho câu nói "ngươi không tìm đến rắc rối nhưng chưa chắc rắc rối không tìm đến ngươi." Khủng khoảng nhất là kẻ gây ra những rắc rối đó lại chính là người mà bản thân Dẫn Ngọc vô cùng tin tưởng, thân thiết. Mà kẻ đó lại hoàn toàn ngây ngốc, không phải chủ tâm rắp ý hãm hại nên Dẫn Ngọc lại càng bất lực không biết phải làm thế nào cho phải. Để rồi cuối cùng đễ giữ được sơ tâm của mình, hắn buộc phải ngậm đắng nuốt cay, để chính bản thân mình chịu ủy khuất cả một đời.
Như là ta không thể chọn con đường mình đi có dễ dàng hay không, nhưng hoàn toàn có quyền quyết định mình có tiếp tục bước đi trên con đường đấy hay không. Cùng xuất phát điểm như nhau, cùng trải qua trăm nghìn cay đắng như nhau nhưng có người từ bỏ nhân tính, làm nên tội ác nghịch thiên, cả đời sống trong sự ám ảnh kinh hoàng, có người lại chỉ vì một chiếc nón rách che mưa mà cam lòng nhận tất thảy nỗi đau của thiên hạ, giữ vững chân lý sống của mình. Có người vì chống đối mệnh trời mà dùng thủ đoạn đê tiện, đổi đen thay trắng, lại cũng có kẻ ung dung tiếp nhận, bàng quang mà sống tiếp. Ranh giới giữa thiện ác thực sự vô cùng mong manh nhưng tất thảy đều nằm ở ý chí bản thân mỗi người. Đúng như Hoa Thành nói vậy:
"Đường đi được hay không, có lẽ ta không thể quyết định. Nhưng có thể đi hay không, lại chỉ có ta quyết định"
Cái mình thích nhất ở Ma đạo tổ sư lẫn Thiên quan tứ phúc chính là cả hai đều truyền tải được thông điệp này một cách xuất sắc.
"Đúng sai ở mình, khen chê ở người, không bàn được mất."
Ma đạo tổ sư có ngược nhưng không nhiều vì phần lớn sự kiện đau buồn trong quá khứ đều chỉ được kể lại thông qua lời của các nhân vật. Thiên quan tứ phúc lại không như vậy. Việc xen kẽ quá khứ - hiện tại khiến người đọc như được cùng sống trong cái đau đớn, bế tắc tột cùng của Tạ Liên và Hoa Thành, lại càng thấm thía mối tình sâu nặng của Hoa Thành cũng như chân tâm đáng quý của Tạ Liên. Mình đọc quyển 4, quyển 5 mà cứ day dứt, xót xa mãi không thôi :( Ngoài ra câu chuyện về các nhân vật phụ Thủy Sư - Phong Sư - Hạ Huyền, Dẫn Ngọc - Quyền Chân cũng ngược đến quằn quại cả nỗi lòng :(
Có người ghét vì Tạ Liên được xây dựng quá thánh mẫu, kiểu như Carol của NHAC ấy, chuyện gì cũng vơ vào người. Riêng cá nhân mình lại thấy tác giả xây dựng như vậy cực kì hợp lý vì Tạ Liên không phải là một nhân vật ất ơ từ trên trời rơi xuống, liều mạng cứu Tiên Lạc Quốc chỉ vì dăm ba cái lý tưởng công đạo chính nghĩa. Tạ Liên đường đường là thái tử Tiên Lạc. Y mang dòng dõi hoàng tộc, việc nghĩ cho thiên hạ của mình, lo cho con dân của mình là một điều hiển nhiên. Không thể nào chỉ vì đã được phi thăng thành thân mà bắt y nhắm mắt làm ngơ nhìn quốc gia của mình lụi tàn được. Hơn nữa Mặc Hương Đồng Khứu đã cực kì tài tình, uyển chuyển trong việc xử lý cao trào truyện nên khi đọc mình không hề cảm thấy bực bội khi Tạ Liên lao đầu vào chỗ chết. Vì thực sự trong bối cảnh như vậy, Tạ Liên không hề có bất kì lựa chọn nào khác, không có cách nào làm khác đi cả. Nếu có trách thì chỉ trách Tạ Liên khi ấy còn quá trẻ, còn chưa đủ năng lực để cứu rỗi nhân sinh như lời hắn đã thề mà thôi.
Tạ Liên và Hoa Thành đều không hề hoàn mỹ. Hoa Thành trước khi trở thành Qủy vương chỉ là một đứa trẻ bị nguyền rủa, không ai quan tâm đến. Lúc chết cũng chỉ trở thành một đốm tàn tro, bất lực nhìn người yêu mình bị giày vò mà không làm gì được. Tạ Liên cũng vậy, cũng có những tháng ngày sốc nổi, thảm hại tột cùng. Để trở thành một Tạ Liên luôn ung dung, nhu hòa như nước, đối với thị phi gì cũng chỉ như gió thoảng qua ở thời hiện tại là cả quá trình hơn 800 năm y chìm nổi, sống không bằng chết giữa nhân gian. 800 năm Tạ Liên đau khổ cũng là 800 năm Hoa Thành lay lắt tồn tại vì chấp niệm bảo vệ người hắn thương.
"Vì người hoa nở khắp thành.
Vì người thắp ngàn minh đăng.
Vì người đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi.
Thần này ta thờ, tượng này ta khắc, người này ta thương."
Tình cảm của Hoa Thành không đơn thuần là yêu, nó còn là sự sùng bái. Tạ Liên là tín ngưỡng cũng là lí do duy nhất hắn tồn tại. Hắn vì Tạ Liên xác tan hồn tán tới 3 lần. Lại cũng vì y mà trở thành vị quỷ vương mạnh nhất, đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi. Gặp thần giết thần, gặp quỷ giết quỷ. Bất kì ai vũ nhục Tạ Liên, Hoa Thành nhất định sẽ tính sổ không thiếu một người.
"Ta vĩnh viễn là tín đồ trung thành nhất của huynh."
"Tử trận vì huynh là vinh quang vô quang chí thượng của ta."
Cái mình thích là Hoa Thành đã chứng kiến tất thảy nhưng giai đoạn trầm nổi của Tạ Liên, nhìn thấy cả những mặt tốt lẫn xấu nhưng vẫn một lòng hướng về y. Dù là Tạ Liên từng lăn lộn trong bùn đất, tràn đầy oán hận, muốn trả thù người vô tội, với Hoa Thành, đó vẫn là một Tạ Liên đáng quý nhất trên thế giới này.
"Phong quang vô hạn là huynh, rơi xuống bụi trần cũng là huynh. Quan trọng là “huynh", chứ không phải “huynh như thế nào“.
Tình cảm của Hoa Thành dành cho Tạ Liên là khắc cốt ghi tâm. Còn với Tạ Liên thì sao? Tạ Liên đã bỏ lỡ Hoa Thành 800 năm nhưng kể từ khi gặp lại, y đã sớm nhận định đây là người duy nhất trong lòng mình. Nếu như trong Ma đạo tổ sư, tình cảm của Ngụy Vô Tiện được khắc họa có hơi mờ nhạt ở phần đầu của truyện thì trong Thiên quan, Mặc Hương Đồng Khứu đã có sự điều chỉnh hợp lý, cân bằng tình cảm hai chiều giữa hai nhân vật ngay từ đầu truyện. Dĩ nhiên nhiều người thấy tình cảm của Tạ Liên không thể so sánh được với Hoa Thành, nhưng cá nhân mình thấy cả hai người đều yêu nhau như nhau. Chỉ là Tạ Liên không có nhiều cơ hội để hi sinh vì Hoa Thành nữa thôi.
Với mình mối tình Hoa Thành - Tạ Liên là mối tình đẹp và sâu sắc nhất trong số tất cả các tác phẩm mình từng đọc. Làm nhớ đến quả phim Thần Thoại của Thành Lòng & Kim Hee Sun năm nào, trong đó nữ chính cũng nguyện chờ nam chính mấy nghìn năm trong cổ mộ. Đúng như Tiêu Chiến nói:" Chờ đợi thực sự là một từ rất mê người." Có người nguyện chờ bạn, năm năm tháng tháng qua đi vẫn yêu bạn thì ắt hẳn đó là điều đẹp đẽ nhất trên thế gian này. Cũng chính vì thế mà mình đặc biệt thích chuyện tình của Hoa Thành - Tạ Liên và Lam Trạm - Ngụy Anh (một phần lớn là nhờ bộ phim Trần Tình Lệnh - những gì thiếu sót về mặt tình cảm của Ngụy Anh với Lam Trạm được mô tả trong phần đầu của truyện đã được bổ sung, miêu tả trọn vẹn, hợp lý trong bản truyền hình). Mình không muốn so sánh mối tình hai bên vì bên nào cũng đẹp và trân quý. Hoa Thành & Lam Trạm cũng là hai anh công tuyệt vời nhất trong lòng mình T_____T
Kết lại một câu, cực phẩm của cực phẩm! Tính đến thời điểm này, chỉ có Thiên quan tứ phúc và Ma đạo tổ sư là hai bộ đam mỹ duy nhất truyền tải trọn vẹn thông điệp tình yêu lẫn triết lý sống phù hợp với chân lý sống mà mình luôn hướng đên.
Như là ta không thể chọn con đường mình đi có dễ dàng hay không, nhưng hoàn toàn có quyền quyết định mình có tiếp tục bước đi trên con đường đấy hay không. Cùng xuất phát điểm như nhau, cùng trải qua trăm nghìn cay đắng như nhau nhưng có người từ bỏ nhân tính, làm nên tội ác nghịch thiên, cả đời sống trong sự ám ảnh kinh hoàng, có người lại chỉ vì một chiếc nón rách che mưa mà cam lòng nhận tất thảy nỗi đau của thiên hạ, giữ vững chân lý sống của mình. Có người vì chống đối mệnh trời mà dùng thủ đoạn đê tiện, đổi đen thay trắng, lại cũng có kẻ ung dung tiếp nhận, bàng quang mà sống tiếp. Ranh giới giữa thiện ác thực sự vô cùng mong manh nhưng tất thảy đều nằm ở ý chí bản thân mỗi người. Đúng như Hoa Thành nói vậy:
"Đường đi được hay không, có lẽ ta không thể quyết định. Nhưng có thể đi hay không, lại chỉ có ta quyết định"
Cái mình thích nhất ở Ma đạo tổ sư lẫn Thiên quan tứ phúc chính là cả hai đều truyền tải được thông điệp này một cách xuất sắc.
"Đúng sai ở mình, khen chê ở người, không bàn được mất."
Ma đạo tổ sư có ngược nhưng không nhiều vì phần lớn sự kiện đau buồn trong quá khứ đều chỉ được kể lại thông qua lời của các nhân vật. Thiên quan tứ phúc lại không như vậy. Việc xen kẽ quá khứ - hiện tại khiến người đọc như được cùng sống trong cái đau đớn, bế tắc tột cùng của Tạ Liên và Hoa Thành, lại càng thấm thía mối tình sâu nặng của Hoa Thành cũng như chân tâm đáng quý của Tạ Liên. Mình đọc quyển 4, quyển 5 mà cứ day dứt, xót xa mãi không thôi :( Ngoài ra câu chuyện về các nhân vật phụ Thủy Sư - Phong Sư - Hạ Huyền, Dẫn Ngọc - Quyền Chân cũng ngược đến quằn quại cả nỗi lòng :(
Có người ghét vì Tạ Liên được xây dựng quá thánh mẫu, kiểu như Carol của NHAC ấy, chuyện gì cũng vơ vào người. Riêng cá nhân mình lại thấy tác giả xây dựng như vậy cực kì hợp lý vì Tạ Liên không phải là một nhân vật ất ơ từ trên trời rơi xuống, liều mạng cứu Tiên Lạc Quốc chỉ vì dăm ba cái lý tưởng công đạo chính nghĩa. Tạ Liên đường đường là thái tử Tiên Lạc. Y mang dòng dõi hoàng tộc, việc nghĩ cho thiên hạ của mình, lo cho con dân của mình là một điều hiển nhiên. Không thể nào chỉ vì đã được phi thăng thành thân mà bắt y nhắm mắt làm ngơ nhìn quốc gia của mình lụi tàn được. Hơn nữa Mặc Hương Đồng Khứu đã cực kì tài tình, uyển chuyển trong việc xử lý cao trào truyện nên khi đọc mình không hề cảm thấy bực bội khi Tạ Liên lao đầu vào chỗ chết. Vì thực sự trong bối cảnh như vậy, Tạ Liên không hề có bất kì lựa chọn nào khác, không có cách nào làm khác đi cả. Nếu có trách thì chỉ trách Tạ Liên khi ấy còn quá trẻ, còn chưa đủ năng lực để cứu rỗi nhân sinh như lời hắn đã thề mà thôi.
Tạ Liên và Hoa Thành đều không hề hoàn mỹ. Hoa Thành trước khi trở thành Qủy vương chỉ là một đứa trẻ bị nguyền rủa, không ai quan tâm đến. Lúc chết cũng chỉ trở thành một đốm tàn tro, bất lực nhìn người yêu mình bị giày vò mà không làm gì được. Tạ Liên cũng vậy, cũng có những tháng ngày sốc nổi, thảm hại tột cùng. Để trở thành một Tạ Liên luôn ung dung, nhu hòa như nước, đối với thị phi gì cũng chỉ như gió thoảng qua ở thời hiện tại là cả quá trình hơn 800 năm y chìm nổi, sống không bằng chết giữa nhân gian. 800 năm Tạ Liên đau khổ cũng là 800 năm Hoa Thành lay lắt tồn tại vì chấp niệm bảo vệ người hắn thương.
"Vì người hoa nở khắp thành.
Vì người thắp ngàn minh đăng.
Vì người đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi.
Thần này ta thờ, tượng này ta khắc, người này ta thương."
Tình cảm của Hoa Thành không đơn thuần là yêu, nó còn là sự sùng bái. Tạ Liên là tín ngưỡng cũng là lí do duy nhất hắn tồn tại. Hắn vì Tạ Liên xác tan hồn tán tới 3 lần. Lại cũng vì y mà trở thành vị quỷ vương mạnh nhất, đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi. Gặp thần giết thần, gặp quỷ giết quỷ. Bất kì ai vũ nhục Tạ Liên, Hoa Thành nhất định sẽ tính sổ không thiếu một người.
"Ta vĩnh viễn là tín đồ trung thành nhất của huynh."
"Tử trận vì huynh là vinh quang vô quang chí thượng của ta."
Cái mình thích là Hoa Thành đã chứng kiến tất thảy nhưng giai đoạn trầm nổi của Tạ Liên, nhìn thấy cả những mặt tốt lẫn xấu nhưng vẫn một lòng hướng về y. Dù là Tạ Liên từng lăn lộn trong bùn đất, tràn đầy oán hận, muốn trả thù người vô tội, với Hoa Thành, đó vẫn là một Tạ Liên đáng quý nhất trên thế giới này.
"Phong quang vô hạn là huynh, rơi xuống bụi trần cũng là huynh. Quan trọng là “huynh", chứ không phải “huynh như thế nào“.
Tình cảm của Hoa Thành dành cho Tạ Liên là khắc cốt ghi tâm. Còn với Tạ Liên thì sao? Tạ Liên đã bỏ lỡ Hoa Thành 800 năm nhưng kể từ khi gặp lại, y đã sớm nhận định đây là người duy nhất trong lòng mình. Nếu như trong Ma đạo tổ sư, tình cảm của Ngụy Vô Tiện được khắc họa có hơi mờ nhạt ở phần đầu của truyện thì trong Thiên quan, Mặc Hương Đồng Khứu đã có sự điều chỉnh hợp lý, cân bằng tình cảm hai chiều giữa hai nhân vật ngay từ đầu truyện. Dĩ nhiên nhiều người thấy tình cảm của Tạ Liên không thể so sánh được với Hoa Thành, nhưng cá nhân mình thấy cả hai người đều yêu nhau như nhau. Chỉ là Tạ Liên không có nhiều cơ hội để hi sinh vì Hoa Thành nữa thôi.
Với mình mối tình Hoa Thành - Tạ Liên là mối tình đẹp và sâu sắc nhất trong số tất cả các tác phẩm mình từng đọc. Làm nhớ đến quả phim Thần Thoại của Thành Lòng & Kim Hee Sun năm nào, trong đó nữ chính cũng nguyện chờ nam chính mấy nghìn năm trong cổ mộ. Đúng như Tiêu Chiến nói:" Chờ đợi thực sự là một từ rất mê người." Có người nguyện chờ bạn, năm năm tháng tháng qua đi vẫn yêu bạn thì ắt hẳn đó là điều đẹp đẽ nhất trên thế gian này. Cũng chính vì thế mà mình đặc biệt thích chuyện tình của Hoa Thành - Tạ Liên và Lam Trạm - Ngụy Anh (một phần lớn là nhờ bộ phim Trần Tình Lệnh - những gì thiếu sót về mặt tình cảm của Ngụy Anh với Lam Trạm được mô tả trong phần đầu của truyện đã được bổ sung, miêu tả trọn vẹn, hợp lý trong bản truyền hình). Mình không muốn so sánh mối tình hai bên vì bên nào cũng đẹp và trân quý. Hoa Thành & Lam Trạm cũng là hai anh công tuyệt vời nhất trong lòng mình T_____T
Kết lại một câu, cực phẩm của cực phẩm! Tính đến thời điểm này, chỉ có Thiên quan tứ phúc và Ma đạo tổ sư là hai bộ đam mỹ duy nhất truyền tải trọn vẹn thông điệp tình yêu lẫn triết lý sống phù hợp với chân lý sống mà mình luôn hướng đên.