[Review] Diệp vấn 3
Phim của Chân Tử Đan thì mình mới coi các phim là Anh hùng (2002), Họa bì (2008), Diệp vấn 1 (2008), Cẩm Y Vệ (2010) và giờ thêm Diệp vấn 3 (2016). Phim đầu tiên của chú ấy mình xem là Cẩm Y Vệ, ấn tượng mãi từ hồi đấy mỗi tội giờ quên mất kết phim thế nào rồi.
Diệp vấn 3 kể về phần đời của Diệp Vấn cùng vợ và con trai khi Hương Cảng đang chìm vào trong những tháng ngày tăm tối bị thao túng bởi xã hội đen, Vẫn theo motif anh hùng chính nghĩa nhưng phần này lồng ghép cả những yếu tố về gia đình, tình vợ chồng nhiều hơn.
1. Võ thuật:
Mình không hay xem các phim võ thuật lắm nhưng trong số các diễn viên mình từng xem, Chân Tử Đan và Lý Liên Kiệt vẫn là 2 lựa chọn hàng đầu với mình. Không cần biết thực chiến thế nào, lên phim cách trình diễn võ thuật của họ rất đẹp mắt, gọn gàng, bình tĩnh mà vẫn đầy uy lực, đậm khí chất Trung Hoa. Cá nhân mình thích Chân Tử Đan hơn vì chú ấy có sự chắc chắn, bình lặng, tĩnh tâm, kiểu mặt vẫn bình thản như không ngay cả khi vung tay vung chân, đúng chất Vịnh Xuân Quyền.
Nói chung phim của Chân Tử Đan thì chả bao giờ phải lo vụ võ thuật nhìn điêu hay quá lố. Thích mạnh có mạnh, thích nhu có nhu, toát đầy khí chất của bậc cao thủ võ học. Mà mình thấy chú ấy cứ như đo ni đóng giày cho vai diễn này ấy, cực kì hợp. Thật sự sau khi xem phim xong mới biết Lý Tiểu Long huyền thoại là đồ đệ của Diệp Vấn :)))
2. Tình tiết:
Không có gì đặc sắc, vẫn là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và xã hội đen mà trung tâm xoay quanh là tinh thần võ học chính thống nổi bật của Diệp Vấn. Tuy nhiên, đạo diễn cũng lồng ghép vào đó câu chuyện về tình gia đình, tình vợ chồng, tình cha con và cả những trầm luân của con người trong sự xoay chuyển thời đại, khiến bộ phim mang nhiều cảm xúc và có chiều sâu hơn.
Điểm ấn tượng đầu tiên đó chính là tình vợ chồng. Dạo này thấy mọi người viết cảm nhận, share rầm rộ trên Facebook quá. Đa số là các chị, các em gái FA ao ước có anh người yêu/anh chồng như Diệp Vấn, tức cảnh sinh tình nên tuôn thành thơ văn :))) Có 2 phân cảnh vợ chồng mình thích nhất, 1 là lúc Diệp Vấn chăm sóc vợ trong bệnh viện xong cố gắng kìm nén nước mắt. Thứ 2 là đoạn đánh nhau trong thang máy, cô vợ sợ quá, căng thẳng nín thở đứng yên còn Diệp Vấn vừa trả đòn vừa lấy tay che và cuối cùng để vợ đi thang máy xuống. Mình không phải là vợ mà còn cảm thấy cực kì tin tưởng và an tâm khi có chồng như thế nữa là :))) Lúc cô vợ xuống mở thang máy thấy Diệp Vấn đã bình thản đứng chờ ở ngoài liền nở nụ cười nhẹ. Trong cuộc sống chỉ cần những giây phút như thế thôi, mọi oan ức, chịu đựng, khổ sở của người vợ khi người chồng gánh quá nhiều trách nhiệm của xã hội liền biến mất.
Mình cũng đặc biệt thích đoạn khi đứa con trở về, cô vợ vừa sợ vừa giận nên thẳng tay tát Diệp Vấn nhưng ông ấy liền nói "Tôi xin lỗi mình. Tôi sai rồi." Đoạn này xem mình lại liên tưởng đến những ngôi sao nổi tiếng, cũng chịu rất nhiều áp lực, gánh nhiều trách nhiệm nên chuyện tình của họ thường đổ vỡ vì đối phương không chịu nổi cuộc sống thiếu thốn quá nhiều sự quan tâm của chồng như vậy. Diệp Vấn là võ sư nổi tiếng, có chuyện gì nguy hiểm đến hàng xóm láng giềng, đến lợi ích của cộng đồng ông đều phải nhúng tay vào. Người vợ thực sự phải tốt lắm mới có thể thấu hiểu, đi cùng chồng cả quãng đời như vậy. Người chồng cũng phải cực kì tâm lí mới hiểu được nỗi lòng của người vợ, an ủi đúng cách và đúng thời điểm. Diệp Vấn cả đời ngay thẳng, tự trọng cao nhưng ông không sợ mất mặt trước vợ mình, không sợ mất mặt khi quỳ xuống cầu xin để cứu con trai, cũng không sợ mất mặt với võ đàn khi bỏ tỉ thí, chấp nhận chịu thua để chăm sóc vợ. Qua đó có thể thấy người đàn ông nói ít làm nhiều này quan tâm đến gia đình nhiều như thế nào. Mình cũng rất thích người vợ hiểu danh dự võ sư của chồng quan trọng thế nào nên bí mật nhờ con đưa lời tỉ thí hộ chồng. Bởi vì cô hiểu rõ, trước khi Diệp Vấn trở thành người đàn ông của mình, ông đã là con người của võ học, đại diện cho Vịnh Xuân Quyền. Hai mà thực ra là một, một mà thực ra là hai, bản chất vốn không thể tách rời.
Ngoài ra câu chuyện về bố con anh lái xe cũng rất cảm động. Ông bố làm mọi việc kể cả chuyện dơ bẩn nhất để giữ gìn những ước mơ đẹp đẽ nhất của con trai. Vì con trai nhìn mình mà sống, ông dù đánh người kiếm tiền, dù thách thức các võ sư khác, câu kéo nhà báo đến chụp hình kiếm sự nổi tiếng cũng là nói được làm được, không hề sử dụng thủ đoạn. Tiền có thể cuốn con người ta theo con đường tội lỗi, nhưng ấy là khi họ không nhìn ra còn một con đường khác để lựa chọn. Ông bố cuối cùng chấp nhận từ bỏ con đường kiếm tiền lưu manh, quay lại để cứu bọn trẻ, tiếc là lại bị hiểu nhầm thành xã hội đen.
Phim cũng lồng ghép triết lý của ngươi học võ bằng cuộc chiến giữa 2 ông bố với nhau. Nhưng mà nói chung không có gì gay cấn lắm. Cảnh cuối cùng phim khép lại rất buồn vì cô vợ bị ung thư, qua đời, một mình Diệp Vấn ngồi im lặng trong căn phòng cũ kĩ. Đúng là một cuộc đời hào hùng nhưng cũng đầy cô đơn.
Hong Kong thời xưa bị cai trị bởi xã hội đen rất kinh khủng, nhưng cũng may trong này xã hội đen cũng có cái quy tắc nói một làm một, không nuốt lời, xảo trá nên tình huống được giải quyết khá dứt điểm, nhanh và đơn giản.
Tóm lại đây là một bộ phim rất hay, mọi người nên tìm xem thử. Mình cũng chưa xem Diệp Vấn 2, hôm nào xem xong sẽ review nốt vậy.
Tổng kết 7/10
Không có gì đặc sắc, vẫn là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và xã hội đen mà trung tâm xoay quanh là tinh thần võ học chính thống nổi bật của Diệp Vấn. Tuy nhiên, đạo diễn cũng lồng ghép vào đó câu chuyện về tình gia đình, tình vợ chồng, tình cha con và cả những trầm luân của con người trong sự xoay chuyển thời đại, khiến bộ phim mang nhiều cảm xúc và có chiều sâu hơn.
Điểm ấn tượng đầu tiên đó chính là tình vợ chồng. Dạo này thấy mọi người viết cảm nhận, share rầm rộ trên Facebook quá. Đa số là các chị, các em gái FA ao ước có anh người yêu/anh chồng như Diệp Vấn, tức cảnh sinh tình nên tuôn thành thơ văn :))) Có 2 phân cảnh vợ chồng mình thích nhất, 1 là lúc Diệp Vấn chăm sóc vợ trong bệnh viện xong cố gắng kìm nén nước mắt. Thứ 2 là đoạn đánh nhau trong thang máy, cô vợ sợ quá, căng thẳng nín thở đứng yên còn Diệp Vấn vừa trả đòn vừa lấy tay che và cuối cùng để vợ đi thang máy xuống. Mình không phải là vợ mà còn cảm thấy cực kì tin tưởng và an tâm khi có chồng như thế nữa là :))) Lúc cô vợ xuống mở thang máy thấy Diệp Vấn đã bình thản đứng chờ ở ngoài liền nở nụ cười nhẹ. Trong cuộc sống chỉ cần những giây phút như thế thôi, mọi oan ức, chịu đựng, khổ sở của người vợ khi người chồng gánh quá nhiều trách nhiệm của xã hội liền biến mất.
Mình cũng đặc biệt thích đoạn khi đứa con trở về, cô vợ vừa sợ vừa giận nên thẳng tay tát Diệp Vấn nhưng ông ấy liền nói "Tôi xin lỗi mình. Tôi sai rồi." Đoạn này xem mình lại liên tưởng đến những ngôi sao nổi tiếng, cũng chịu rất nhiều áp lực, gánh nhiều trách nhiệm nên chuyện tình của họ thường đổ vỡ vì đối phương không chịu nổi cuộc sống thiếu thốn quá nhiều sự quan tâm của chồng như vậy. Diệp Vấn là võ sư nổi tiếng, có chuyện gì nguy hiểm đến hàng xóm láng giềng, đến lợi ích của cộng đồng ông đều phải nhúng tay vào. Người vợ thực sự phải tốt lắm mới có thể thấu hiểu, đi cùng chồng cả quãng đời như vậy. Người chồng cũng phải cực kì tâm lí mới hiểu được nỗi lòng của người vợ, an ủi đúng cách và đúng thời điểm. Diệp Vấn cả đời ngay thẳng, tự trọng cao nhưng ông không sợ mất mặt trước vợ mình, không sợ mất mặt khi quỳ xuống cầu xin để cứu con trai, cũng không sợ mất mặt với võ đàn khi bỏ tỉ thí, chấp nhận chịu thua để chăm sóc vợ. Qua đó có thể thấy người đàn ông nói ít làm nhiều này quan tâm đến gia đình nhiều như thế nào. Mình cũng rất thích người vợ hiểu danh dự võ sư của chồng quan trọng thế nào nên bí mật nhờ con đưa lời tỉ thí hộ chồng. Bởi vì cô hiểu rõ, trước khi Diệp Vấn trở thành người đàn ông của mình, ông đã là con người của võ học, đại diện cho Vịnh Xuân Quyền. Hai mà thực ra là một, một mà thực ra là hai, bản chất vốn không thể tách rời.
Ngoài ra câu chuyện về bố con anh lái xe cũng rất cảm động. Ông bố làm mọi việc kể cả chuyện dơ bẩn nhất để giữ gìn những ước mơ đẹp đẽ nhất của con trai. Vì con trai nhìn mình mà sống, ông dù đánh người kiếm tiền, dù thách thức các võ sư khác, câu kéo nhà báo đến chụp hình kiếm sự nổi tiếng cũng là nói được làm được, không hề sử dụng thủ đoạn. Tiền có thể cuốn con người ta theo con đường tội lỗi, nhưng ấy là khi họ không nhìn ra còn một con đường khác để lựa chọn. Ông bố cuối cùng chấp nhận từ bỏ con đường kiếm tiền lưu manh, quay lại để cứu bọn trẻ, tiếc là lại bị hiểu nhầm thành xã hội đen.
Phim cũng lồng ghép triết lý của ngươi học võ bằng cuộc chiến giữa 2 ông bố với nhau. Nhưng mà nói chung không có gì gay cấn lắm. Cảnh cuối cùng phim khép lại rất buồn vì cô vợ bị ung thư, qua đời, một mình Diệp Vấn ngồi im lặng trong căn phòng cũ kĩ. Đúng là một cuộc đời hào hùng nhưng cũng đầy cô đơn.
Hong Kong thời xưa bị cai trị bởi xã hội đen rất kinh khủng, nhưng cũng may trong này xã hội đen cũng có cái quy tắc nói một làm một, không nuốt lời, xảo trá nên tình huống được giải quyết khá dứt điểm, nhanh và đơn giản.
Tóm lại đây là một bộ phim rất hay, mọi người nên tìm xem thử. Mình cũng chưa xem Diệp Vấn 2, hôm nào xem xong sẽ review nốt vậy.
Tổng kết 7/10